Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Khu Vườn Hạnh Phúc (II) - NGUYỄN THÁI HẢI


2. – ĐỪNG Ỷ TÀI 

Trong số bạn bè của các thú ở KHU VƯỜN HẠNH PHÚC, có lẽ chỉ có đàn sẻ là thường xuyên ghé lại. Và trong đàn sẻ đó, chú sẻ được cảm tình nhiều nhất là Sẻ Nâu, một chú sẻ vui vẻ, yêu đời và dễ thương.

Mười hai tuổi, mười hai năm dài đăng đẵng đã qua trong đời, nhưng quãng thời gian đó chỉ cho ông Lu Lu một sự hiểu biết cùng mớ kinh nghiệm thu hẹp trong phạm vi khu vườn, chứ không thể cho ông được cái kiến thức muôn phương như của đàn sẻ, mà đại diện là Sẻ Nâu. Đi đây đi đó nhiều, tầm hiểu biết của Sẻ Nâu rất rộng. Những câu chuyện phương xa của Sẻ Nâu vẫn thường làm say mê ông Lu Lu và anh em Mi Lu.

Khu Vườn Hạnh Phúc (I) - NGUYỄN THÁI HẢI


Đó là một khu vườn xinh xắn với hàng chục cây ăn trái bao quanh, giữa là một sân cỏ rộng. Một góc sân cỏ, cây nhãn lòa xòa với căn nhà gỗ nhỏ xíu của ông Lu Lu cùng Mi Lu Anh, Mi Lu Em – hai chú chó nhỏ dễ thương. Về phía bếp, nơi cuối sân xi măng (cũng vẫn thuộc về khu vườn vì nơi đó có một cây táo sai trái và vô số những chậu hoa) là một chuồng chim, một đàn gà. Đàn bồ câu có đến năm sáu chục con, mỗi lần cậu chủ nhỏ rải thóc, bay sà xuống kín cả một khoảng sân. Đàn gà trái lại, chỉ có đôi vợ chồng và bầy con mới nở được chừng tuần lễ. Những người bạn của chúng ta trong KHU VƯỜN HẠNH PHÚC, ngoài ông Lu Lu, anh em Mi Lu, đàn chim, gia đình gà ra, còn một cô mèo nhỏ, cô Miu Miu – thường quấn sát bên chân cậu chủ, chỗ trú bất định và tính tình thật khó thương – luôn luôn cau có.

Ông Lu Lu năm nay mười hai tuổi, tuy già khụ nhưng xem dáng còn phốp pháp uy nghi lắm. Lớn tuổi, biết nhiều, hiểu rộng, điềm tĩnh, nghiêm nghị và công bằng : chừng đó điều kiện, ông Lu Lu luôn đóng vai trò lãnh đạo. Mỗi ngày, ông ghi nhận những chuyện xảy ra trong khu vườn rồi tối đến, trong cuộc họp mặt nơi sân cỏ, ông kể lại và rút ra một bài học cho tất cả cùng suy nghĩ.

Sau đây, xin mời các em cùng tham dự vào nếp sống hàng ngày của KHU VƯỜN HẠNH PHÚC. Hy vọng một ngày không lâu, các em sẽ làm quen được với những người bạn trong khu vườn này. 

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

CHƯƠNG VI_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG VI


Tay dì L. chưa lành thì có dì Đ., bạn thân nhất của mẹ tôi từ Qui Nhơn vào chơi. Mẹ tôi đón dì tận ngõ, gặng hỏi :

- Sao hẹn vào từ tết mà nay mới vào ? Sao không đánh điện ta đi đón ?

- Rồi hẳn kể rõ, khổ quá ! Tính đi rồi chứ, mà rồi… mà rồi… (dì rớm nước mắt, thấp giọng) thằng L. nó gãy tay, băng bó cả tháng trời, làm sao đi ?

- Hả ? Thằng L. gãy tay ? Phiền chưa… năm nay nó thi phải không ?

- Ừ ! Vậy mới khổ, năm nay thi đấy chớ sao. Mình lo quá đi…

CHƯƠNG V_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG V

Tôi đi học lại. Vẫn chăm chắm rình nhưng không có cơ hội nào để lên yên cả. Trong lúc chờ đợi dịp may, tôi không ngừng tìm hiểu thêm về con người tôi: soi gương thấy cao hơn, chiều ngang, chiều dài đều tăng trưởng ! Mắt tôi sáng ngời, mũi miệng đều cân đối. Mầu tóc và mầu mắt tôi rất giống mẹ tôi ! A ! Hình như sau trận ốm, tôi vụt thấy mình lớn mau hơn, đổi khác đi. Tôi già giặn thật tình chứ không phải chỉ lớn thôi.

Bà tôi vô chơi. Bà cưng tôi nhất. Nhân một bữa hai bà cháu đi phố, bà chọn cho tôi một đôi giày da nâu bóng nhoáng, trông cũng khá mê. Phải cái chân tôi hơi lớn: số 43. Khi đem giày về, cả nhà tụm lại như là thấy một kỳ quan của thế giới: chị Thu chê là thô, lũ nhỏ chê là nặng. Mẹ tôi trầm ngâm :

- Không biết con sẽ mang vào dịp nào đây ?

CHƯƠNG IV_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG IV

Thời gian này đối với tôi chậm như rùa. Không phải là thứ bóng câu qua cửa sổ, cũng không là thứ thoi thấm thoắt đưa. Thời gian nhỏ giọt ư ? Cũng không phải nốt. Có khi nó như đứng dừng lại. Chán ghê ! Đã vậy tôi lại cứ hâm hấp sốt – không sốt nhiều – moi mỏi, nhưng nhức khắp mình.

Tôi được uống một thứ trụ sinh mới và luôn luôn mỗi lần đều có kèm theo viên sinh tố C. Tôi phải ăn cháo – nói ăn là sai, tôi cứ húp đánh soạt một cái là xong, cháo thì loãng, nhuyễn nhừ ra, có nhai đâu mà gọi là ăn ? – Tôi được uống nước cam nữa, song đó đều là các thứ tôi không thèm.

Đến ngày thứ bảy, khắp mình mẩy, lưng bụng, chân tay cho chí trên đầu tóc tôi cũng đầy những mụt, mụt to, mụt nhỏ, có mụt mọng những nước, có mụt như có mủ, trông mà ghê ! Tôi không rửa mặt, rửa tay được (có chỗ nào trống đâu cho mình rửa) Lũ em và các bà chị thập thò ngoài cửa, chỉ mỗi mình mẹ tôi là ra vô, thay quần áo, bưng cháo, bưng sữa, mang thuốc, xách bô vô cho tôi.

CHƯƠNG III_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG III

Trong thời gian chờ đợi để được làm chủ một cái xe như ai, tôi tự hứa sẽ tạo dịp làm mẹ tôi tin tưởng tôi, bằng lòng tôi mỗi khi được làm tài xế tạm, vào những lúc chị Thu bận học.

Nào ngờ đâu, hè xong nhà tôi thêm người mới: anh Hùng ! Anh ấy là em chị Cúc – con bác tôi – vào học. Hùng là tay chì: anh chở mẹ tôi đi đều đều, ngang nhiên chiếm cái chức vụ tài xế của chị Thu, cái chức mà đúng ra người thừa hưởng phải là tôi.

Một phần vì mẹ có vẻ tin cẩn anh hơn, phần khác là do trường anh thường được đóng cửa và bè bạn anh thì hăng say tranh đấu gì đó. Chị Thu, chị Cúc đều miệt mài đèn sách – Tôi không nói ngoa đâu: mỗi lần tôi vào phòng hai chị đều thấy hai chị chong đèn và sách vở cao ngập đến vai !

CHƯƠNG II_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG II

Bây giờ đây hồi tâm nghĩ lại, tôi thấy rằng câu ngày tháng thoi đưa quả không ngoa. Vút một cái mùa hè trôi vào dĩ vãng. Tôi sắp sửa trở lại học đường. Cùng với thời gian, tôi lớn phổng lên, bạn ạ !

Tôi thấy ngứa ngáy tay chân không thể tả. Một bận ba mẹ tôi đi ciné mà cho phép tôi đi theo, tôi chẳng thấy thích thú chút nào. Ngồi trong xe hơi ! Chao ! Cổ lỗ quá, quê quá ! Tôi ngại tụi bạn học con gái bắt gặp sẽ khinh thường tôi. Con trai mà ngồi trong xe hơi chờ cha mình lái đi đây đi đó ! Nó có vẻ lệ thuộc làm sao ! Tôi cố gắng nghĩ đến vai trò hào hùng của Franco Nero trong cuốn phim sắp thưởng thức đặng nhẹ bớt phiền não đi ! Chán quá ! Trong lúc đó con Hà ngồi băng sau với mẹ tôi luôn miệng khen cái tài chọn phim của mẹ. Tôi muốn gạt ra ngoài tai mà không được (bạn nghĩ có gì đáng cho tôi chú ý đâu: sang số: ba tôi sang ! Tăng ga: ba tôi tăng ! Đạp thắng: ba tôi đạp ! Mở đèn xi-nhan: lại cũng một mình ông, mà nếu có mở miệng trò chuyện với tôi thì không có gì khác hơn những lời vàng ngọc về luật giao thông, đúng là một thói quen nghề nghiệp ba tôi vướng phải !) Giọng em gái tôi lảnh lót dội vào màng tai tôi :

CHƯƠNG I_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

CHƯƠNG I

Ba mẹ lại giận nhau. Lần này câu chuyện liên quan nhiều đến chúng tôi. Mà đặc biệt là trong bọn tôi, đứa thì ra mặt theo mẹ, đứa thì ra mặt theo ba chứ không giữ thái độ trung lập, hòa đồng như lần trước. Nguyên nhân chính là cái Suzuki !

Khi mẹ nghe ba bàn riêng với chị Thu về chuyện mua Suzuki lập tức mẹ phản đối liền :

- Mua làm chi ? Đi học bằng xe đạp không được sao ? Con mới bằng cái nắm tay mà đã…

Tôi lấy làm thích thú, chong mắt, lắng tai nghe xem mẹ nói đã gì, thì ba ngắt lời :

- Mợ nói đứa nào bằng cái nắm tay ? Con Thu 15, thằng Vũ 11, con Hà 10, hai đứa nhỏ nhất cũng võ vẽ biết đọc rồi, đứa nào bằng nắm tay đâu, chỉ tôi coi ?

GIỚI THIỆU SÁCH_TÊN TÀI XẾ SUZUKI...

Đọc cuốn “TÊN TÀI XẾ SUZUKI LÝ TƯỞNG” ! của MINH QUÂN, nghĩ về lòng mẹ.

Nói đến bác Minh Quân, hẳn có nhiều em đã biết vì đã là độc giả của bác. Cho nên chị nghĩ rằng kỳ giới thiệu sách lần này của chị sẽ có em bảo là : “Chị sao khéo khen phò mã tốt áo !”. Đúng đấy, trong lãnh vực văn chương dành cho tuổi hồn nhiên tươi sáng, hiển nhiên bác đã là cây bút được ái mộ nồng nhiệt, có đúng không nào ?

Về hình thức, sách được trình bày rất trang nhã, ít lỗi ấn loát, bìa do họa sĩ Vi Vi minh họa. Sách dầy 160 trang, giá 310đ. Nội dung là một bản trường ca về tình yêu thương, trìu mến, lo lắng hướng về con cái của bậc làm cha mẹ.

Kể từ ngày xe gắn máy ào ào tràn vào Việt Nam , thì một vấn đề mới đã nẩy ra cho trái tim vốn đã đầy dẫy lo sợ của các bà mẹ, lo sợ về những bất trắc thình lình có thể xảy tới cho các con. Lòng người mẹ không còn một lúc nào yên trừ khi cái xe nằm trong garage :

Tên tài xế Suzuki lý tưởng - MINH QUÂN


Truyện : MINH QUÂN
Bìa của Vi Vi
Minh Đăng xuất bản - 1973