Nếu (tiếng hát) Thái Thanh là "Diamond" chói lọi 7 sắc cầu vồng thì Lệ Thu là "Ruby" lộng lẫy máu lửa.
Dĩ nhiên Lệ Thu bất tử với các TÌNH KHÚC ĐƯƠNG ĐẠI (của Phạm Duy [Nước Mắt Mùa Thu, Trả Lại Em Yêu, Mùa Xuân Yêu Em, Ngậm Ngùi, Mộ Khúc, ...], Phạm Đình Chương [Nửa Hồn Thương Đau, ...], Trịnh Công Sơn [Hạ Trắng, Như Cánh Vạc Bay, Biển Nhớ, Rừng Xưa Đã Khép, Rồi Như Đá Ngây Ngô, ...] Cung Tiến [Hương Xưa, Hoài Cảm, Mắt Biếc, ...] Vũ Thành An [Bài Không Tên Số 2, Bài Không Tên Số 3, ...], Nguyễn Đình Toàn [Tình Khúc Thứ Nhất], Trường Sa [Xin Còn Gọi Tên Nhau], Từ Công Phụng [Mắt Lệ Cho Người Tình, Bây Giờ Tháng Mấy], Ngô Thụy Miên [Dáng Ngọc, Bản Tình Cuối], ... cũng như TIỀN CHIẾN (Tà Áo Xanh, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều, Suối Mơ, Bến Xuân, Biệt Ly, Dạ Khúc [NguyễnMỹCa], Dạ Khúc {NguyễnVănQuý], Chiều Bên Giáo Đường, Mộng Chiều Xuân, Áng Mây Chiều, Cánh Hoa Chiều, Đêm Đông, ...). nhưng ngoài 2 mảng này, Lệ Thu, với cách "phát âm", "nhả chữ" điêu luyện và làn hơi sung mãn dữ dội, còn có thể khiến những ca khúc "n(h)ão tình" (Một Lần Cuối, Sang Ngang, Tình Buồn, Vết Thương Cuối Cùng [Tình Phụ], Tuyệt Vời Bóng Tối, Tuyệt Tình, Tình Chết Theo Mùa Đông, Thôi Đừng Đến Nữa, Mất Nhau Mùa Đông, Nửa Cuộc Tình Buồn, Lời Xanh, Ru Tương Lai Buồn, Ru Con Tình Cũ, Lệ Buồn, Khóc Cho Tình Đầu, Hững Hờ [Tình Này Cho Anh], v.v.) - chỉ trong đường tơ kẽ tóc thần kỳ - thoát khỏi phận "sên... sắc" để trở nên "quí phái", "sang trọng", "đáng ngưỡng mộ" thế nào!
Tuy nhiên, nếu không phải là TÌNH CA ("đương đại" hay "tiền chiến", "n(h)ão" hay "không n(h)ão") mà là TÂM CA - những bài hát về "quê hương", "đất nước", "thế sự" (Xin Cho Tôi, Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca, Vang Bóng, Để Lại Cho Con, Xin Mặt trời Sáng Trở Lại, Thương Quá Là Thương, Lời Yêu Dấu Cho Việt Nam, Tình Quê Hương, ...), thì người ta lại có cơ hội để khám phá một Lệ Thu "rất khác" - "da diết", "cháy bỏng" nhức người, "ám ảnh" vô song.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét