Nhạc sĩ Hoài An - tác giả của rất nhiều khúc nhạc xuân trước năm 1975 như: Câu chuyện đầu năm, Ngày xuân thăm nhau, Tâm sự ngày xuân... - đã từ trần vì tuổi cao sức yếu tại nhà riêng vào 17g ngày 15-3-2012, thọ 84 tuổi.
Nhạc sĩ Hoài An (tên thật: Nguyễn Ðắc Tịnh) sinh ngày 20-5- 1929. Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. Với hai bút danh này, ông đã có hơn 50 ca khúc viết một mình và viết cùng nhiều tác giả khác. Trước năm 1975, nhạc của ông được hát khá nhiều ở miền Nam Việt Nam. Hằng năm mỗi dịp Xuân về, ca khúc Câu chuyện đầu năm của ông vẫn thường được hát như một dấu hiệu mừng mùa Xuân đến và mang đầy hi vọng của năm mới. Những ca khúc về nông thôn, mang âm hưởng dân ca của ông cũng rất thành công nhưTrăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định... Lời nhạc của nhạc sĩ Hoài An mộc mạc, trữ tình, giản dị, dễ thuộc.
Những tác phẩm của nhạc sĩ Hoài An:
Anh sẽ về (Hoài An)
Câu chuyện đầu năm (Hoài An)
Còn nhớ hay quên (Hoài An)
Đôi đường ly biệt (Hoài An)
Gửi ánh trăng thề (Hoài An)
Hai mái tóc một cuộc đời (Hoài An)
Không bao giờ nhạt phai (Hoài An)
Kỷ niệm nào buồn (Hoài An)
Mộng về đêm trăng (Hoài An)
Ngày về thăm nhau (Hoài An)
Ngày về thăm quê anh (Hoài An)
Tấm ảnh không hồn (Hoài An)
Tâm sự ngày xuân (Hoài An)
Tâm sự người về (Hoài An)
Tình chết theo đàn (Hoài An)
Trăng lúa miền Nam (Hoài An)
Trước giờ tạm biệt (Hoài An)
Xin đừng lỗi hẹn (Hoài An)
Những sáng tác chung với những nhạc sĩ khác:
Thiên duyên tiền định (Trang Dũng Phương - Nguyên Lễ)
Dựng một mùa hoa (Hoài An - Phó Quốc Thăng)
Quê tôi (Hoài An - Phó Quốc Thăng)
Thanh bình trở lại thôn xưa (Hoài An - Phó Quốc Thăng)
Trăng về thôn dã (Hoài An - Huyền Linh)
Hương nhạc tình quê (Hoài An - Huyền Linh)
Tình người lữ thứ (Hoài An - Huyền Linh)
Ca khúc yêu đời (Hoài An - Huyền Linh)
Tình lúa duyên trăng (Hoài An - Hồ Đình Phương)
Lá thư đầu mùa (Hoài An - Hồ Đình Phương)
Mùa hoa ước hẹn (Hoài An - Hồ Đình Phương)
Dạ khúc đêm trăng (Hoài An - Hồ Đình Phương)
Đừng buồn khi cách biệt (Hoài An - Y Vân)
Khúc nhạc thanh bình ( Hoài An - Anh Khoa)
Biết phải làm sao (Trang Dũng Phương)
Danh sách nhạc mới của Nhạc sĩ Hoài An (đã đăng ký bản quyền):
01_Anastasia. 02_Bán sầu. 03_Chỉ còn xuân thôi.
04_Dù chỉ một lần. 05_Đời anh vẩn cô đơn. 06_Đón xuân nhớ Mẹ.
07_Em vẫn là hoa khôi. 08_Gặp nhau làm chi (Muộn màng). 09_Giọng hát vô tình.
10_Giây phút mộng du. 11_Hoa nở trong tim. 12_Nhớ về với em nhé.
13_Như ánh mây trời. 14_Sẽ gặp lại nhau. 15_Thêm một tình quê.
16_Thuyền mộng cặp bến chưa? 17_Thương ve sầu hạ. 18_Tỉnh mộng còn thương.
19_Viết thêm vào hồn quê.
================
Hoài An
Trước 1975, nhạc Hoài An được hát khá nhiều ở miền Nam.
Các ca khúc được được biết đến nhiều nhất của ông có thể kể: Dựng Một Mùa Hoa, Tình Lúa Duyên Trăng, Câu Chuyện Ðầu Năm,...
Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa.
Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, một nửa là tình ca.
Bài “Tình Lúa Duyên Trăng” của ông, do Hồ Ðình Phương viết lời, là một thí dụ điển hình:
“Mây bay qua
Ánh trăng chiếu dần vào ruộng đồng bao la
Nghe xa xa
Mấy câu hát vè vọng từ đầu thôn đưa về
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo
Nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa màu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề ghi ban đầu
Ðêm hôm qua
Gió lay lá cành chờ cảnh đẹp trăng thanh
Theo dư âm
Tiếng ru quyến tròn chừng buộc vào mối duyên lành
Thương cho nhau
Nắng mưa cấy cày ngoài ruộng đồng nông sâu
Sớm hôm tưới trồng nào quản đời cơ cầu
Vững tin có ngày mình được nhìn lúa thơm vàng
Giai điệu khơi gợi, kêu gọi ca từ.
Có phải lời ca của Hồ Ðình Phương đã giải nghĩa hết được nhạc Hoài An?
Nhớ lại, có một dạo, mấy năm liền, cứ Tết đến, tại Sài Gòn, gần như ở đâu người ta cũng nghe thấy bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An, trên các đài phát thanh, truyền hình, nơi các hàng quán bán băng đĩa nhạc, đến nỗi, nó trở thành một cái gì đó tựa như tín hiệu của mùa xuân.
Cứ nghe bài hát là người ta lại nghĩ đến Tết hay những ngày sắp Tết.
Kế, xảy ra cái tết Mậu Thân.
Vài ngày tết năm đó người ta chỉ còn nghe thấy tiếng súng nổ ran quanh thành phố.
Bài hát bỗng tắt tiêng.
Rồi người ta lại được nghe thấy lại.
Nhưng cũng từ đó, đối với rất nhiều người, hình như nó đã không thể nào rũ hết được nỗi buồn thảm mang trong mình.
Những người quen biết Hoài An cũng thường nhớ tới dáng người cao, gầy, đôi khi hơi khòm xuống vì chứng đau dạ dày và nụ cười hiền lành của ông.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975 phần lớn người miền Nam tan tác mỗi người một phương. Thỉnh thoảng người nọ nghe tin người kia qua người thứ ba. Câu hỏi và tin tức người ta muốn biết về nhau là: Có bị bắt không? Ðã đi được chưa? Vượt biên được chưa? Còn sống không?
Những bài hát cũ bị cấm đoán một thời gian rồi lại được cho hát lại.
Nghe nói về sau Hoài An thích nghiên cứu tử vi.
Những người giỏi về khoa này cho hay, ai bị bệnh đau dạ dày, coi tử vi có thể biết được. Ai bị bắt, khi nào được tha coi tử vi cũng có thể biết được. Không biết Hoài An có tìm ra trong đó chương nào khả dĩ giải thích được nỗi lênh đênh của chung các tác phẩm nghệ thuật và các ca khúc của riêng ông chăng?
Sau đây là nguyên văn bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An:
“Trên đường đi lễ xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông
Vui cùng pháo đỏ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân đổi thay dù biết bao lần
Xin khấn nguyện kế chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân
Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới
Như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Ðón cho nhau cuộc đời
Trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến
Cho nhân gian đầy lưu luyến
Ðón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyền xin chớ quên
Mong đầu năm cuối năm gặp may
Gia đình luôn hạnh phúc sum vầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp xây
Ôm nàng xuân đẹp vào tay”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét