Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Nắng Chiều - LÊ TRỌNG NGUYỄN (Hùng Cường, pre 1975)

Name:  IMG_0012-001.jpg
Views: 150
Size:  47.7 KB
Bản in năm 1957
Name:  IMG_0013-001.jpg
Views: 149
Size:  82.7 KB

Name:  IMG_0014-001.jpg
Views: 153
Size:  79.7 KB
Name:  IMG_0015-001.jpg
Views: 151
Size:  62.5 KB
Bản in năm 1971



NẮNG CHIỀU 
Trình bài: Thế Sơn


NẮNG CHIỀU 
Vũ Đức Sao Biển


Nắng chiều được viết năm 1952, sau khi tác giả của nó về quê hương để tránh chiến tranh. Có tài liệu cho rằng "Nắng chiều" ra đời trong một lần hứng tác của Lê Trọng Nguyễn trên cầu Vĩnh Điện khi chiều xuống ở bến sông Thu Bồn.

Trong một cuộc phỏng vấn, Lê Trọng Nguyễn đã nói: "Tôi viết bản đó ở Huế, thời gian sau khi bỏ vùng kháng chiến về thành... Tâm sự tôi trong bài Nắng chiều nó như thế này, kể anh nghe cho vui. Sau cuộc đảo chính của Nhật vào đêm 9 tháng 3 năm 45, có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tạm trú ở Hội An, mà tôi cũng ở Hội An lúc đó. Gia đình đó có một người con gái. Tôi yêu người con gái ấy!"

Tác giả Lê Trọng Nguyễn Thị Nga có một bài viết về "Nắng chiều", quãng đường sau khi nó ra đời:

Năm 1954 Lê Trọng Nguyễn ra Huế và Ðà Nẵng làm việc cho cơ sở thương mại ngoài đó. Cũng chính nơi đây, có dịp quen và làm bạn cho đến chót cuộc đời nghệ sĩ sáng tác của anh, với những Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Kim Tước, Nguyễn Hiền v.v.. Và ca khúc Nắng Chiều được xuất bản trong lúc này. Người thâu tiếng hát đầu tiên bản Nắng Chiều vào dĩa nhựa là ca sĩ Minh Trang.

Giữa năm 1955(...), người em gái duy nhất của anh Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua đời, anh quá đau buồn và đem bản Nắng Chiều ra ký giao kèo tái bản để có một món tiền tác quyền khiêm nhường đưa về quê cùng mẹ lo liệu cho em gái và chuẩn bị nuôi nấng cháu.

Năm 1957, Lê Trọng Nguyễn vào Sài Gòn. Ðúng dịp đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm, ban nhạc Toho Geino có nhờ người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt và trình diễn tại Sài Gòn lẫn Nhật Bản, trong đó có bản “Nắng Chiều” và bản này đã được cô ca sĩ nhật Midori Satsuki hát. Năm 1960 Ki Lo Ha, một ca sĩ người Hoa, cô yêu mến bản Nắng Chiều nên viết sang lời Hoa ngữ và phổ biến bản này sang Ðài Loan và Hồng Kông. Nhờ mấy may mắn đó mà Nắng Chiều cứ thế được biết tới tại ngoại quốc.



Nắng chiều

Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương
Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình dáng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói em nói: "Mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...


Bài hát viết theo điệu Rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nhưng nội dung phảng phất nét buồn. Phần lời nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn:


Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
...anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh

Bản dịch tiếng Hoa về nội dung nhìn chung vẫn giữ ý chính của bài:

我又來到昔日海邊,海風依舊吹皺海面
那樣熟悉那樣依戀,只有舊日人兒不見

(Tôi về thăm lại bến nước xưa, gió biển như năm cũ, thổi lộng vào mặt,
bóng dáng cũ vẫn in đậm trong tâm trí tôi, nhưng người xưa thì không thấy nữa).

(theo * Giới thiệu Wikipedia)


Trong thập niên 50 của thế kỷ trước, âm nhạc Việt Nam tỏa sáng một tên tuổi: nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Lúc bấy giờ, chưa hề có kỹ thuật truyền hình, cũng chẳng có kỹ thuật video. Sự truyền bá và sức lan tỏa của một ca khúc rất hạn chế, rất khó khăn; người ta chỉ nghe nhạc qua đài phát thanh hoặc loại đĩa bằng nhựa cứng có đường kính cỡ 40 cm. Ấy vậy mà từ lớp thiếu niên đến người lớn tuổi, ai cũng có thể thuộc và hát được những lời ca: "Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa...". Đó là Nắng chiều, một ca khúc viết theo điệu rumba mới mẻ của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Lê Trọng Nguyễn sinh ra tại Quảng Nam trong một gia đình khá giả. Nhà ông ngày ấy là Trường tư thục Hoàng Hồ ở Hội An. Ông xuất thân là một nhà giáo, dạy nhạc ở Trường Trung học Nguyễn Duy Hiệu (huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Bản chất ông là người lãng mạn, tài hoa; khi ra đường luôn luôn có mấy tờ giấy kẻ sẵn dòng nhạc và cây bút máy Kalo trong túi áo. Khi nhạc nổi hứng lên, ông đứng lại ở một nơi nào đó hoặc ngồi bệt xuống bên vệ đường và... viết nhạc. Nắng chiều ra đời trên cầu Vĩnh Điện khi chiều xuống trên bến sông Thu; Chiều bên giáo đường ra đời trong sân nhà thờ Hội An; Bến giang đầu ra đời ở vùng cồn dâu Gò Nổi (Điện Bàn); Lá rơi bên thềm ra đời trong khuôn viên chùa Bà Mụ (Hội An)...

Cổng sau của nhà nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có một cái giếng nước lớn. Đó là nơi tôi ở trọ, học những năm đầu tiên ở bậc trung học. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có một người cháu học cùng lớp với tôi, gọi ông là cậu ruột. Theo cách gọi của bạn, tôi cũng gọi ông là cậu. Và tôi may mắn đã được ông hướng dẫn, chỉ dạy một đôi chút trong bước đầu đi vào con đường âm nhạc. Thật hạnh phúc cho tôi khi được xem ông là một trong các bậc thầy đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình bên cạnh các bậc thầy khả kính như Lê Chấn Quang, La Gia Đinh, Huỳnh Nhâm.

Lê Trọng Nguyễn thuộc thế hệ nhạc sĩ Quảng Nam hậu chiến, đồng thời với các nhạc sĩ Dương Minh Ninh, Dương Minh Hòa, Lan Đài... Thế nhưng, nét độc đáo nhất của ông là vận dụng một thang âm ngũ cung Quảng Nam kết hợp với các điệu thức mới của âm nhạc phương Tây như rumba, boléro, slow, calypso. Ông đẩy các điệu thức mới ấy chậm lại một chút, bớt chất rộn ràng sôi nổi để ca khúc đậm đà hơn, gợi nhớ hơn. Và ông viết ca từ một cách thận trọng, sang trọng, giàu tính nghệ thuật.


Nay anh về nương dâu úa.

Giọng hát câu hò thôi hết đưa

Hình bóng yêu kiều kề hoa tím

Biết đâu mà tìm.

(Nắng chiều)


Chiều nhạt nắng nhắc anh lời em

Nói khi mùa trăng giữa khung trời êm

Nếu mà ngày sau giàn hoa tím xưa héo gầy

Thì tình ta vỡ tan làm đôi

Mắt ta càng xa cách nhau ngàn đời

(Bến giang đầu)


Lá rơi cho lòng hoài cố nhân

Tìm trong lá thu màu xanh ái ân thời dĩ vãng.

(Lá rơi bên thềm)


Đó chính là phong cách âm nhạc trữ tình bán cổ điển, một phong cách rất riêng, rất Quảng Nam của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, không thể lầm lẫn với ai được. Nói theo ngôn ngữ của người xưa, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã tạo ra một dạng âm nhạc "Hòa nhi bất đồng". Với chín ca khúc đã được công bố, ông đứng riêng một cõi, trong đó Nắng chiều là ca khúc đưa ông vào đội ngũ những nhạc sĩ có tác phẩm để đời.

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn qua đời ngày 9.1.2004 tại California (Mỹ), sau một cơn bệnh. Ông ra đi nhưng huyền thoại vẫn ở lại. Chuyện kể rằng thời đôi mươi, ông rất yêu mến một người con gái xinh xắn ở Quảng Nam. Tình yêu của họ không thành, người ấy ra đi và ông trở thành một... nhạc sĩ. Xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của ông chỉ có hình bóng duy nhất của người ấy. Thật hạnh phúc cho người phụ nữ Quảng Nam nào được nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn yêu mến !!

Có phải vì anh bềnh bồng mãi trong gió sương
Nên khiến đời em dưới hiên tranh khói lạc hướng ?
Rã rời chờ nhau tình rạn nứt duyên nát nhàu.
Bến xuân giang đầu mây che kín một niềm đau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét